Cách lựa chọn nồi, chảo phù hợp cho bếp từ
Cách lựa chọn nồi/ chảo phù hợp dành cho bếp từ
Câu hỏi của đa số khách hàng mới mua bếp từ đặt ra câu hỏi ” Làm cách nào để mua đúng nồi dành cho bếp từ “, Hay những lưu ý nào khi chọn mua nồi cho bếp từ. Để trả lời câu hỏi đó của quý khách hàng, Trung tâm bảo hành EU chúng tôi xin phép biên 1 bài về cách chọn lựa nồi cho bếp từ chuẩn nhất. Thông tin phổ quát và đầy đủ nhất cho tất cả quý khách hàng.
Chúng tôi xin phép dùng từ Nồi để thay cho việc phải viết lại cả cụm từ Nồi/ chảo !
- Đầu tiên chúng tôi xin nói về vật liệu cấu tạo lên Nồi có rất nhiều loại như : Gang, Thép, Nhôm, Đồng thau, Thủy Tinh, Gốm. Nhưng vật liệu dùng được cho bếp từ chỉ có 1 loại được làm SẮT TỪ mà thôi. Sau quá trình luyện kim của sắt từ với các hợp kim khác thì tạo ra các loại thép khác nhau, trong đó có THÉP KHÔNG RỈ tên chúng ta hay gọi là ” INOX “. Nhưng INOX thì có INOX nhiễm từ và INOX khử từ. INOX đã được khử từ – thì hoàn toàn không dùng được cho bếp từ nhé.
Chảo gang
- Chế tạo nồi có nhiều cách thức làm ra 1 chiếc nồi khác nhau như:
- Đúc khuôn là cách này dùng chế tạo ( Nồi Gang, Nhôm ) bằng cách nấu chảy kim loại và đưa vào khuôn có sẵn, chờ vật mẫu nguội rồi tiếp tục đưa vào các khâu gia công hoàn thiện khác.
Tạo ra nồi bằng cách Đúc kim loại
- Gò tay ( dành cho những hãng nồi làm thủ công và cực kỳ mắc tiền ). Để chọn được những chiếc nồi ưng ý dành cho bếp từ cũng là điều vô cùng nan giải.
Nồi đồng gò tay
- Miết kim loại ” để tìm hiểu về miết kim loại thì mọi người Google nhé ” – phạm vi của topic này sẽ ko dông dài giải thích thêm các cụm từ.
Miết kim loại
- Ép thủy lực ( cán nguội ), Trong sản xuất đại trà hiện nay, chủ yếu là dùng phương thức này để tạo ra nồi, chảo mà chúng ta hay dùng.
Nồi tạo ra bằng khuôn ép thủy lực
- Nồi đáy 1 lớp : Là loại đáy phẳng, đồng nhất nhưng là đáy mỏng – độ dầy đáy nhỏ hơn 0.5mm. Nồi 1 đáy giá rẻ này, chúng ta hay gặp ở những nồi tặng kèm bếp ăn lẩu – Loại này dùng trên bếp công suất lớn sẽ sinh ra hiện tượng võng – méo đáy nồi do lực từ tác động lớn lên bề mặt mỏng và sẽ kiến kim loại bị uốn cong và mất khả năng giữ im trên mặt kính và gây ồn, cũng như hiện tượng quá nhiệt – do đáy quá mỏng .
Nồi đáy mỏng 1 lớp/ nồi ăn lẩu
- Nồi đúc liền khối 1 lớp : Phôi thép dùng chế tạo nồi được lấy từ tấm thép có chiều dầy từ 1- 2mm. Loại này rất nặng và đầm tay – Loại này dùng vô cùng bền, ko lo bị biến dạng đáy nồi hay tách lớp đáy.
Nồi 1 lớp đúc liền, đáy dầy
- Nồi đúc đáy liền thân nhiều lớp : Loại này được chế tạo phức tạp hơn, nhiều lớp vật liệu nhất, có thể 3-5-7 lớp, và đang được phân phối rộng khắp và người dùng ưa chuộng hiện nay, nhưng giá tương đối max tiền.. Vì nồi tận dụng được nhiều ưu điểm như: Nhẹ hơn nồi gang, nhưng vẫn đủ đầm chắc, độ tản nhiệt tốt, thời gian giữ nhiệt lâu. Nhưng nếu để quên trên bếp mà ko đổ nước hoặc có thực phẩm thì có hiện tượng tách lớp đáy và phồng đế do hiện tượng giãn nở quá nhanh và ko đều giữa các lớp kim loại bên trong.
Nồi nhiều lớp đúc liền khối
- Nồi đáy rời thân: Loại này chỉ có phần đáy nồi là được cấu thành bởi nhiều lớp vật liệu, còn thân nồi được làm bởi 1 tấm thép liền khối duy nhất. Sau đó phần thân và đáy sẽ được ép liền lại. Loại này chế tạo đơn giản hơn và giá thành rẻ hơn so với dòng nồi nhiều lớp đúc liền thân liền bên trên.
Nồi đáy nhiều lớp, thân rời
- Nồi đáy tổ ong (chấm bi): Loại này được bày bán nhiều nhất và giá cũng phức tạp nhất . Loại này thân nồi được làm từ nhôm – vật liệu ko dẫn từ, và dưới đáy là 1 lớp thép mỏng đục lỗ. Cách tạo ra cái nồi này bằng cách cán nguội. Họ để miếng thép đã đục lỗ sẵn và khuôn ép, sau đó để tấm phôi nhôm lên trên . khuôn ép được đưa vào máy ép thủy lực với lực ép 60 – 80 tấn. Nó sẽ ép chặt 2 vật liệu lại với nhau. Loại này ưu điểm là nhẹ, nhưng nhược điểm là bếp từ Âu sẽ kén , và dễ bong đáy – nếu trường hợp đun để cháy hoặc để nồi lên mà quên đổ nước hoặc bỏ thực phẩm vào, cháy nồi hiện tượng tách 2 lớp đáy xảy ra.
Nồi đáy tổ ong
- Trước tiên luôn là nồi phải có từ tính.
- Đáy nồi phẳng / đồng nhất, không ghồ gề, lồi lõm.
- Đường kính đáy nồi phải LỚN HƠN hoặc BẰNG so với đường kính vòng tròn vẽ trên mặt bếp.
- Đường kính đáy nồi nếu NHỎ hơn kiểu như ” Nồi quấy bột “, thì đáy nồi không được phép NHỎ hơn quá 15 – 20 % diện tích vòng tròn vẽ trên mặt kính. Vì nếu quá nhỏ ko hiệu suất bếp giảm, hoặc sẽ gây ra tình trạng không nhận nồi.
Riêng các hãng bếp châu âu khuyến cáo rõ ” KHÔNG DÙNG NỒI CÓ ĐÁY TỔ ONG ” cho bếp của hãng vì mấy nguyên nhân sau :
- Từ tính kém
- Không nhận nồi vì đáy nồi phân bổ đan xem giữa vật liệu có từ tính và không có từ tính, đường sức từ của vật liệu đứt đoạn
- Không đồng nhất nên nồi lúc nhận lúc không hoặc nhận nhưng không đủ nhiệt trên chảo, hiệu suất sinh nhiệt giảm, gây quá nhiệt với mâm từ, làm già hóa linh kiện công suất của bếp, gây quá tải, hoặc chập và giảm tuổi thọ bếp khi dùng lâu dài.
Hãng Bosch, Siemens, NEff …… Khuyến cáo
Chúng tôi mong rằng với bài viết này, Việc lựa chọn nồi dành cho bếp từ đã là điều không khó, và với lượng kiến thức chúng tôi cung cấp thì tất cả quý khách hàng cũng như đại lý bán hàng hiểu rõ, và đúng nhất về những chiếc nồi, chảo dùng cho bếp từ nào chuẩn, ổn định cũng như hợp nhất với người tiêu dùng.
P/S : Dưới bài này bảo hành EU đính kèm ảnh và tài liệu warning rõ ràng của hãng, tất cả thông tin tài liệu chính thống đảm bảo minh bạch và có tính khoa học